Tin mới

Chủ trương phát triển kinh tế cửa khẩu giúp Lạng Sơn đón nhà đầu tư

Chính sách mở, đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu giúp Lạng Sơn hút nhiều nhà đầu tư, nhất là lĩnh vực bất động sản.
Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn, Lạng Sơn đã thực hiện nhiều chính sách như thành lập Quỹ đầu tư phát triển cho vay không có tài sản đảm bảo (2013- 2017), bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại đồng thời liên tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng, giao thông đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp...

Sau hơn 10 năm, khu kinh tế cửa khẩu đã tạo nên những dấu ấn rõ nét, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ khi đi vào hoạt động năm 2008, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động với khoảng 2.700 doanh nghiệp hoạt động.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2009-2018 ước đạt hơn 26.000 triệu USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường chuyên dụng tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: Đỗ Hoạt.
Tỉnh cũng ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi mới, xây dựng lộ trình quy hoạch, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cũng được quy hoạch đồng bộ. Tỉnh có sẵn hệ thống đường sẵn có như quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc lộ 4A đi Cao Bằng... Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh tay như dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) dài 115km... đem đến những lợi thế lớn về hạ tầng cho Lạng Sơn, thu hút nhiều nhà đầu tư trên cả nước và thúc đẩy thị trường bất động sản khởi sắc.

Trung tâm thương mại và khách sạn Vincom Plaza, Lạng Sơn.
Trung tâm thương mại và khách sạn Vincom Plaza, Lạng Sơn.
Nhận thấy thấy tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam như Vingroup, Mường Thanh... sớm sở hữu những lô đất vàng tại thành phố Lạng Sơn. Các dự án lớn đang triển khai như khu tái định cư và dân cư nam thành phố Nguyễn Đình Chiểu tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng; khu đô thị KoSy Green Park, phường Tam Thanh; khu đô thị mới Mai Pha tại Thôn Khòn Khuyên và Pò Đứa, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn...

Trong quý I năm nay, Lạng Sơn tiếp tục đón thêm nhiều nhà đầu tư vào nghiên cứu và đầu tư thêm hàng loạt dự án, trong đó có dự án Apec Golden Palace tại 85 Lê Đại Hành và dự án Apec Diamond Park tại khu đất nhà máy xi măng Lạng Sơn (cũ) do Apec Group là đơn vị phát triển dự án.

Kinh tế cửa khẩu phát triển giúp thị trường bất động sản Lạng Sơn khởi sắc.
Kinh tế cửa khẩu phát triển giúp thị trường bất động sản Lạng Sơn khởi sắc.
Theo đại diện Apec Group, Lạng Sơn là tỉnh thành có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, nhất là kinh tế cửa khẩu. Tỉnh cũng có những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý tốt, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Điều này đã giúp Apec quyết tâm tập trung nguồn lực về Lạng Sơn để đầu tư, phát triển dự án.

Apec Group sẽ phát triển dự án Apec Diamond Park trở thành tổ hợp căn hộ, thương mại, dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, đầu tư hệ thống tiện ích nội khu đồng bộ, đa dạng và chất lượng để tạo ra các sản phẩm tiềm năng hút khách hàng. Sự góp mặt của các đơn vị quản lý quốc tế uy tín trong hoạt động vận hành cũng góp phần gia tăng giá trị tài sản cho các nhà đầu tư.

Không có nhận xét nào